Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Men vi sinh - sản phẩm cần thiết để phòng ngừa chứng béo phì ở trẻ em (một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ))

Dr.G xin chào các bạn.

Có khi nào các bạn đã từng nghe câu : “Khi còn nhỏ, cơ thể phải to lớn mới khỏe mạnh”
Vì sự trưởng thành của con mình nên những người mẹ thường không lo lắng về việc trẻ tăng cân và thường cho cho trẻ ăn nhiều, người lớn ngày xưa cũng thường nói như vậy với hàm ý giống như câu nói trên.

Tuy nhiên có thật là “Khi còn nhỏ, cơ thể phải to lớn mới khỏe mạnh ?”


Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết : Bệnh béo phì là một bệnh phổ biến đáng sợ và đang lan ra toàn thế giới, không chỉ người lớn mà nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Hôm nay các bạn hãy cùng Dr.G tìm hiểu về bệnh béo phì ở trẻ em và cách phòng ngừa nhé !



CHỨNG BÉO PHÌ CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA TRẺ ?!

Chứng béo phì ở trẻ em cũng giống như chứng béo phì ở người lớn, nó gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của trẻ. Nhất là khi trẻ đang trong thời kỳ phát triển nhưng do lúc đó trẻ vẫn chưa phát triển một cách toàn diện nên phần xương sụn vẫn còn rất yếu. Chính vì thế béo phì sẽ gây tổn thương đến sự phát triển của trẻ do xương của trẻ vẫn chưa cứng cáp nhưng phải gánh một cơ thể nặng nề hoặc sẽ xuất hiện các vấn đề như : gây ra những bất thường cho xương, v.v…

Hơn nữa chứng béo phì ở trẻ em sẽ làm trẻ mắc nhiều bệnh khi còn nhỏ và xuất hiện nhiều loại bệnh của người lớn ở thời kỳ đầu như : tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, sơ cứng động mạch, v.v… Như vậy nếu trẻ dậy thì sớm sẽ làm cánh cửa trưởng thành của trẻ có thể sẽ bị đóng lại và làm cơ thể trẻ khó phát triển. Do sự tích lũy của mỡ nên hình thể của trẻ sẽ bị thay đổi như : ngực phát triển hoặc bụng phệ, v..v…



CHỈ VỚI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CHA MẸ CÓ THỂ PHÒNG NGỮA
CHỨNG BÉO PHÌ Ở TRẺ EM ?!

Theo một bài phát biểu về kết quả nghiên cứu của Chuyên Khoa Nhi trên tạp chí Tổ Chức Y Tế Mỹ đã cho biết : mặc dù cha mẹ được tư vấn về chứng béo phì ở trẻ em đi nữa thì tốt nhất cha mẹ và con trẻ nên được giáo dục và tư vấn để có thể thích ứng với sinh hoạt của con mình. Cho nên vai trò của cha mẹ rất quan trọng đối với chứng béo phì ở trẻ.





Đa số những trẻ mắc chứng béo phì có khuynh hướng ăn sáng qua loa hoặc bỏ bữa nên thường ăn trưa quá độ hoặc thường xuyên ăn vặt, trẻ còn hạn chế vận động vì phải ngồi quá lâu như : lúc đi học ở trường, v.v…

Chính vì thế phương pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ là :



1. Không bỏ bữa (nhất là bữa sáng).
2. Hạn chế hấp thụ những thức ăn nhiều mỡ (Không phải nhất định phải hạn chế sử dụng thịt mà nên sử dụng nhiều sữa, các loại đậu, đậu phụ, v.v…).
3. Giảm lượng muối và đường, tăng cường ăn rau và trái cây.
4. Tập thể dục thường xuyên (Đừng để trẻ tiếp xúc với điện thoại trên 2 tiếng, hãy giúp đỡ và hướng dẫn trẻ tập thể dục một cách tự nhiên).



Ngoài ra thường xuyên uống men vi sinh probiotics cũng giúp ích cho việc chăm sóc và phòng ngừa chứng béo phì ở trẻ.

Trong một kết quả nghiên cứu của nhóm trẻ có chứa lượng mỡ dưới da và bụng có sử dụng men vi sinh cho thấy giảm đến 45% lượng mỡ so với chỉ số ở thời kỳ đầu, ngoài ra còn có nhiều kết quả nghiên cứu chứng nhận rằng men vi sinh giúp ích cho việc quản lý chứng béo phì.

Dr.G cũng đã từng giới thiệu với các bạn về men vi sinh và chứng bèo phì trước đó. Do vi khuẩn đường ruột bị phân tán bởi chứng béo phì, nên việc hấp thụ men vi sinh probiotics sẽ giúp ức chế hại khuẩn đường ruột và tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể giúp trẻ hồi phục một cách bình thường.


Vậy là Dr.G đã gởi đến các bạn cách chăm sóc và phòng ngừa chứng béo phì ở trẻ em. Sau này các bậc cha mẹ nuôi dưỡng trẻ và giúp trẻ như thế nào đều có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Cho nên từ hôm nay chúng ta hãy cùng giúp đỡ trẻ chống lại chứng béo phì để trẻ có thể phát triển một cách bình thường có được không ?
Dr.G chúc các bạn có một ngày thật khỏe mạnh nhé !


* Thông tin tham khảo thêm :

Gần đây có một kết quả nghiên cứu của nước Anh cho biết trẻ được cha mẹ liên tục cho ăn sẽ có thể trọng lớn hơn hoặc sẽ có khả năng mắc chứng béo phì cao hơn trẻ tự mình ăn. Những đứa trẻ tự ăn không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn có khả năng thích những thứ mạo hiểm. Nghiên cứu cũng cho biết : Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, bạn nên tập cho trẻ ngồi và giữ đầu trẻ thẳng, sau đó điều chỉnh mắt, tay, miệng rồi mới đút cho trẻ ăn. Bạn nên tạm dừng cho trẻ ăn nếu trẻ có dấu hiệu ngậm thức ăn trong miệng.
 (Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)

 

BIFIDO VINA Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates