Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Nguyên nhân con của chúng ta thường xuyên bị đau bụng trước khi tròn một tuổi là gì ? Đó chính là do thiếu sự cộng sinh của vi khuẩn !

Dr.G xin chào các bạn.

Có lẽ những bạn đang làm cha mẹ đã có những kinh nghiệm về sự lo lắng hoang mang vì không biết phải làm sao khi trẻ quấy khóc mà không có bất cứ lý do nào vào buổi tối hoặc sáng sớm.

Nếu trẻ sau khi sinh dưới 4 tháng tuổi khóc hoặc quấy khóc một ngày 3 tiếng hoặc tối thiểu là 1 tuần hơn 3 lần thì đó gọi là chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh.

Chứng đau này là do không tiêu hóa được sữa có chứa protein và Lactoza bên trong sữa bột, hoặc trong lúc trẻ bú sữa không khí từ ngoài đi vào, làm đầy hơi và gây đau bụng nên cứ 5 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ bị mắc chứng này.


Nhất là bây giờ đã vào mùa hè nếu để trẻ ở phòng có sử dụng máy lạnh có nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho chứng đau bụng của trẻ trở nên nặng hơn.

Vậy thì nguyên nhân gì làm cho trẻ bị đau bụng và khiến cho những người lần đầu làm cha mẹ phải hoang mang đến vậy ??

Hôm nay Dr.G sẽ gởi đến các bạn kết quả nghiên cứu có liên quan đến điều này nhé.


TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ ĐAU BỤNG TRƯỚC KHI TRÒN MỘT TUỔI

Đã có kết quả nghiên cứu lâm sàng trên động vật cho rằng chứng đau bụng xảy ra do mất đi sự cộng sinh của các chủng khuẩn đặc trưng bên trong đường ruột. Những chủng khuẩn cộng sinh này khác với ký sinh trùng sống và gây hại cho vật chủ, các bạn chỉ cần nghĩ nó là những chủng khuẩn tốt đem hoặc nhận lấy những ảnh hưởng tốt và cùng tồn tại với vật chủ. Những chủng khuẩn cộng sinh này đóng nhiều vai trò đa dạng như : có thể tạo ra những thành phần dinh dưỡng mà vật chủ không trực tiếp có được hoặc bảo vệ cho đường ruột từ các ảnh hưởng bên ngoài, v.v…



Theo nội dung đã được phát biểu trên tạp chí Science, kết quả nghiên cứu lâm sàng của nhóm nghiên cứu Đại Học Y Michigan Mỹ cho biết : “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dưới giả định là trẻ sơ sinh đang bị thiếu những chủng khuẩn cộng sinh giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường ruột”. Họ cho biết thêm trẻ bị đau bụng thường xuyên là do mất đi một phần chủng khuẩn cộng sinh nên dễ bị lây nhiễm những chủng khuẩn gây nhiễm trùng khác. Tuy nhiên những chủng khuẩn cộng sinh ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn bên trong đường ruột đang giúp bao phủ màn chắn đó là gì ?
  



Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra nội dung thí nghiệm này thông qua chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống như trẻ sơ sinh, những chú chuột mới sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn bên trong đường ruột. Họ đã cấy những vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn vào chuột 4 ngày tuổi và thấy chuột chết gần phân nữa, còn những chuột trưởng thành thì đa phần đều sống sót. Sau đó nhóm nghiên cứu đã quan sát sự khác nhau giữ chủng khuẩn của chuột trưởng thành và chuột nhỏ.






Trong đường ruột ở chuột nhỏ có nhiều vi khuẩn như : Lactobacillus hoặc khuẩn đại tràng, v.v… nhưng so với chuột trưởng thành thì lại có số lượng khuẩn thuộc chủng Clostridiales ít hơn và không có sự đa dạng. Chủng khuẩn thuộc dạng này có đặc tính hấp thụ không khí và tạo ra bào tử.

Họ đã đưa chủng khuẩn Clostridiales vào chuột 10 ngày tuổi để tìm hiểu về sự ngăn chặn lây nhiễm của vi khuẩn bên trong đường ruột ở chuột nhỏ. Sau khi đưa chủng khuẩn Clostridiales vào bên trong họ lại tiến hành đưa vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn vào và thấy tỷ lệ sống sót của 50% trước đó đã tăng hơn 90%.


Nghĩa là thông qua kết quả nghiên cứu này có thể xác nhận được những chủng khuẩn đường ruột thuộc chủng Clostridiales đóng một vai trò rất quan trọng và có thể ngăn chặn sự lây nhiễm. Nhóm nghiên cứu đã giải thích rằng sau này ứng dụng về sự chuyển hóa được sinh ra từ các vi khuẩn này hoặc chính bản thân vi khuẩn cũng có thể phòng ngừa được sự lây nhiễm của các vi khuẩn đường ruột khác.




Dr.G nghĩ rằng đây đây là thử nghiệm có thể giúp chúng ta tìm hiểu một chút về việc trẻ thường xuyên bị đau bụng.

Tuy vẫn chưa có phương pháp điều trị chính xác về chứng đau bụng ở trẻ em, nhưng sau 4 tháng tuổi trong niêm mạc ruột của trẻ sẽ bắt đầu hình thành chủng khuẩn bên trong đường ruột và chất enzyme phân giải đường sữa, nhưng đồng thời cũng hình thành nên chức năng tiêu hóa không tự nhiên, gây ra chứng đau bụng ở trẻ. Cho nên việc phòng ngừa trước sẽ tốt hơn cho con của bạn.

Các mẹ cần phải để ý để không khí không đi quá nhiều vào bên trong cơ thể của trẻ bằng đường miệng khi trẻ đang bú, hoặc làm cho trẻ ợ hơi sau khi bú xong. Tốt nhất các mẹ nên ẵm bé trên tay và cho bé bú thay vì đặt bé nằm xuống. Ngoài ra nên cho trẻ uống men vi sinh như vậy sẽ giúp ích cho chức năng đường ruột hoạt động dễ dàng hơn.


Vậy là các bạn đã tìm hiểu về chứng đau bụng và những chủng khuẩn bên trong đường ruột của trẻ. Qua nghiên cứu lần này chúng ta càng kỳ vọng hơn vào thời đại microbiome ~ Nếu như bạn đang thiếu hụt một vi sinh vật nào đó thì tốt nhất bạn nên phân tích một cách khoa học và lắp đầy những vi sinh vật đang bị thiếu, như vậy sẽ giúp ích cho việc phục hồi sức khỏe của bạn.

Các bạn tiếp tục kỳ vọng thật nhiều vào thời đại microbiome nhé, vì nó sẽ là thời đại sẽ dẫn đầu bằng phương pháp trị liệu mới trong tương lai.



 

BIFIDO VINA Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates