Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

[ZIGUNUK BIFIDUS - BIFIDO] MICROBIOME (KỲ 1) - Phần 02 : Những cá thể sống không nhìn thấy đang sinh sống trong cơ thể của chúng ta

Dr.G xin chào các bạn.

“Hãy thân thiết với những vi sinh vật bên trong cơ thể của bạn”

Các bạn có nhớ Dr.G đã gởi đến các bạn câu chuyện về microbiome trước đó không ?

Microbiome là những cá thể sống mà chúng ta không nhìn thấy được, nó cũng chính là bản thể của chúng ta và là một trong những cơ quan bên trong của cơ thể.

Vậy thì bây giờ chúng ta chính thức tìm hiểu về microbiome nhé.


 MICROBIOME CỦA CON NGƯỜI

Vào năm 1632, có một thương nhân người Netherlands đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo ống kính. Ông đã tạo ra kính hiển vi sơ khai và thấy được toàn bộ những vật chất kỳ lạ. Hơn nữa vào năm 1638, ông đã cào một lớp chất màu trắng dính giữa kẽ răng rồi để bên dưới ống kính để quan sát và ghi chép lại như thế này : “Có rất nhiều nhóm những động vật cực kỳ nhỏ đang sống và di chuyển khắp nơi. Cho dù tập hợp tất cả người dân của nước Cộng Hòa Liên Bang Netherlands lại cũng không thể nào nhiều hơn những động vật sống trong miệng của tôi.”



Nhưng những nhà thiên tài được sinh ra ở những thời đại trước như ông lại rất khổ sở vì những nụ cười mỉa mai và sự ngờ vực của mọi người. Tuy nhiên sau đó, những gì mà ông thấy được không còn bị xem là những thứ vô dụng nữa, mà chính nhờ việc đó nên đến giờ ông vẫn được gọi là “Cha đẻ của ngành khoa học vi sinh vật”. Tên ông là Antonie van Leeuwenhoek.


200 năm sau phát hiện lần đầu tiên của ông, các bác sĩ, nhà sinh học như : Robert Koch, Ferdinand Cone, Louis Pasteur đã tự kiểm chứng rằng : chính những vi sinh vật là nguyên nhân phát sinh các bệnh như : bệnh dại, bệnh than. Chính vì điều này mới dẫn đến việc cần phải loại bỏ sự tồn tại của vi sinh vật và cũng có suy nghĩ cho rằng loại bỏ vi sinh vật sẽ loại bỏ được bệnh tật.

Tuy nhiên giống như những gì đã đề cập trước đó, việc loại bỏ các vi sinh vật cũng sẽ gây bệnh cho con người chúng ta. Nghĩa là chỉ khi tình trạng của vi sinh vật đầy đủ thì cơ thể của chúng ta mới phát triển một cách trọn vẹn. Vì những vi khuẩn vô hại sống trong cơ thể chúng ta giúp ích cho hệ tiêu hóa, sản xuất những vitamin cần thiết như B, K. Chính vì thế từ giờ chúng ta cần phải tìm hiểu vai trò của những vi sinh vật này.



Trong tổng số vi sinh vật bên trong con người, Microbita (toàn bộ quần thể sống của của vi sinh trong cơ thể) đang sống ở tất cả mọi nơi liên quan hoặc tiếp xúc với thế giới bên ngoài như da, miệng, mũi, mắt, phổi, niệu đạo, cơ quan tiêu hóa.

Vậy microbiome là gì ? Microbiome là từ chuyên dụng để gọi những vi sinh vật (bao gồm cả vai trò của chúng) bên trong cơ thể của chúng ta. Giải thích phức tạp hơn thì chúng được hiểu là toàn bộ hệ gen (genome) của các vi sinh vật sống trong cơ thể con người.
* Đây chính là lý do người ta gọi microbiome là bộ gen thứ 2 *


Thêm một thông tin có thể làm các bạn ngạc nhiên nữa. Thực tế phân của chúng ta là một khối vi khuẩn và 60% lượng phân được hình thành từ vi khuẩn. Dr.G đã từng đề cập đến vấn đề này trước đó, vi khuẩn Lactobacillus cư trú ở phần trên của ruột non là nơi có acid có tính chua. (Đây chính là lý do chúng ta ăn nhiều sữa chua)

Còn ruột già không có acid nên đây chính là nơi vi khuẩn Bifidobacterium - những vi sinh vật kỵ khí sinh sống và chúng cũng cho chúng ta biết rõ những chất gây hại đến chúng ta.


Microbiome của một người độc đáo giống như dấu vân tay vậy và chúng sở hữu khoảng 1/3 chủng vi khuẩn của toàn nhân loại. Sự giống nhau của các vi sinh vật sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị thay đổi bởi chế độ ăn uống hoặc do lối sống và sự di truyền. Chính vì vậy cho dù là song sinh cùng trứng nhưng tổng số khuẩn của cả hai khác nhau nên vẫn có trường hợp một người ăn chay, một người ăn thịt.


Mất khoảng từ 3 – 5 năm để tổng số vi sinh vật chiếm giữ toàn bộ vị trí trong cơ thể chúng ta. Vì quần thể vi sinh vật cực kỳ bất ổn định trong những năm tháng đầu đời khi chúng ta mới sinh ra, nên khi còn nhỏ chúng ta phải tạo ra những vi sinh vật tốt cho đường ruột, vì nó có thể trở thành nguyên tố quan trọng trong việc quyết định đến hệ vi sinh (microbiome) mà chúng ta sẽ sở hữu khi trưởng thành. Nghĩa là chúng ta phải tạo ra hệ vi sinh vật tốt ở thời kỳ sơ khai. Chính vì thế các chuyên gia thường xuyên nhắc đến tầm quan trọng của việc hấp thụ probiotics khi còn nhỏ.


Những vi sinh vật tốt này sẽ làm hoặc giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời chống lại những vi khuẩn xấu gây hại và giúp rèn luyện cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta có thói quen sinh hoạt không tốt thì chức năng của trung tâm rèn luyện cho tế bào miễn dịch sẽ bị mất đi và sẽ gây ra bệnh hen suyễn (bệnh kinh niên của người hiện đại), dị ứng, các bệnh liên quan đến đường ruột.




Vi sinh vật đã có từ lúc chúng ta chào đời nên chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh hay sẽ giúp ích cho sức khỏe đều phụ thuộc vào cách xử lý của chúng ta, vì vậy nhất định các bạn đừng quên điều này nhé.




Hôm sau Dr.G sẽ tiếp tục gởi đến các bạn câu chuyện về “tầm quan trọng của microbiome khi mang thai” nhé !
Chúc các bạn một ngày khỏe mạnh cùng với những người bạn vi sinh ! :- )



(Nguồn : Tài liệu từ Công ty Bifido Hàn Quốc)
 

BIFIDO VINA Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates